Nếu mình chọn nghĩ như vậy thì hạnh phúc, bình an cũng là do lựa chọn của mình.
Mình không còn nghĩ mình bị tấn công nữa.
Bên trong mình thăng bằng, bình an, thì mình sẽ hồi đáp với tình huống bằng sự thăng bằng, bình an.
Bầu không khí, các mối quan hệ từ đó cũng trở nên vui vẻ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
.
Câu hỏi: Chúng ta nên làm gì khi người khác tức giận ta
Trả lời: Thực ra chúng ta không cần làm gì cả.
Đến bi giờ mình vẫn cảm thấy vô cùng may mắn và biết ơn cô giáo, biết ơn cuộc sống này khi được nghe câu chuyện mà mình định kể lại với bạn sau đây.
Câu chuyện rằng…
Có bệnh viện nọ mời các chuyên gia tâm lý đến để tìm hiểu lý do vì sao các y tá của họ luôn cảm thấy ức chế, bực bội, chán nản.
Ban đầu các chuyên gia nghĩ rằng các y tá bị căng thẳng là do tiếp xúc với bệnh nhân. Các bệnh nhân không tử tế với họ. Đôi khi nói những lời gây tổn thương với họ…
Thế nhưng thực tế không phải vậy
Các y tá nói rằng họ được huấn luyện là phải luôn cảm thông, tận tình chăm sóc bệnh nhân. Họ cũng chia sẻ rằng họ không cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với bệnh nhân chút nào.
Vậy, nguyên nhân là do đâu? – Họ nói đó là do những lời quát mắng từ các bác sỹ.
Các chuyên gia bắt đầu phân tích…
Một người bệnh khi ăn món ăn họ yêu thích, món ăn dù ngon đến đâu họ cũng cảm thấy đắng miệng.
Một người có trạng thái bên trong không thăng bằng. Có nghĩa là họ không khoẻ về mặt cảm xúc. Thì dù không ai làm gì họ nhưng gặp bất cứ chuyện gì họ cũng cảm thấy không vừa mắt và cũng trở nên dễ cáu gắt hơn…
Điều họ mong muốn nếu không được như ý thì tức giận gây tổn thương cho người khác để chiếm đoạt.
Họ phán xét, sử dụng ngôn từ mang tính tấn công, làm tổn thương người khác.
“Nắng hổng ưa, mưa hổng chịu/ Ghét gió, kỵ mù sương”… Có nghĩa là họ đang bệnh.
.
Trong mỗi người chúng ta ai cũng có lòng trắc ẩn, tình yêu thương sẵn chứa bên trong mình.
Nhiều người làm thiện nguyện nhằm giúp đỡ những người kém may mắn hơn họ. Người ta cũng thường có những lời khuyên, hành động cụ thể thiết thực để vực tinh thần khi ai đó bị suy sụp hay gặp chuyện không vui.
Vậy với một người bệnh chúng ta có cần kỳ vọng hay mong đợi gì ở họ không?
Hay ta chỉ muốn cảm thông cho họ, và muốn làm gì đó để giúp đỡ họ vượt qua?
.
Vào hôm sau, một ý tá lại bị bác sỹ quát. Chị nhìn bác sỹ cười cười và nói: “Không khoẻ”. Và cảm thấy trong lòng không còn cảm giác ức chế như mọi khi nữa.
Vậy thì hành động, thái độ, cách hành xử là của người khác thực ra chẳng có liên quan gì đến ta.
Và chúng ta không cần làm gì cả khi ai đó tức giận.
Lời kết
Tất cả sự việc xảy ra dù có ta hay không có ta thì nó vẫn xảy ra.
Chúng ta không thay đổi được việc nó xảy ra. Cũng như không thay đổi được cách người khác suy nghĩ hay cư xử với ta
Người khác có thể tấn công ta. Đó là chuyện của họ.
Nhưng tổn thương hay không là do bên trong ta mạnh hay yếu.
Cũng như người ta chọc giận mình, mình không nhất thiết phải tức giận
Mình không phải là họ nên mình có cách đón nhận và hành xử theo cách của mình để mình không bị tổn thương
Nếu mình chọn nghĩ như vậy thì hạnh phúc, bình an cũng là do lựa chọn của mình.
Mình không còn nghĩ mình bị tấn công nữa.
Bên trong mình thăng bằng, bình an, thì mình sẽ hồi đáp với tình huống bằng sự thăng bằng, bình an.
Bầu không khí, các mối quan hệ từ đó cũng trở nên vui vẻ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
Câu chuyện đã giúp mình nhận thức và kiểm soát suy nghĩ hành động của mình trong những tình huống xảy đến từ cuộc sống và trong các mối quan hệ. Cốt lõi cuối cùng vẫn là mang lại hạnh phúc cho chính mình và lan tỏa niềm vui cho gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
*Nguyễn Thị Ngọc Thy
Founder: KOMI – ĐẶC SẢN BÌNH ĐỊNH 247