Tết muôn đời vẫn là một phần trong đời sống tinh thần không thể thiếu của mỗi Người Việt.

Tết Ta, không chỉ người Việt trong nước mong đợi; Ngay cả một phần của thế giới cũng mong chờ.
Người Việt sinh sống trên khắp năm châu, vẫn luôn hướng về ngày Lễ Tết Cổ Truyền mà tổ chức đón Tết Ta đúng ngày như một cách giữ gìn giá trị bản sắc riêng.

TẾT, TẾT TA, THỜI KHẮC GIAO MÙA. TIẾT TRỜI ĐẸP NHẤT TRONG NĂM

Muôn hoa lá đâm chồi hứng ánh ban mai ngày mới, mùa mới, đua nở trổ lộc ngày đầu năm
Thời tiết, khí hậu chuyển mình theo Tết, trong lành mát mẻ.
Tâm trạng, bầu không khí cũng vì thế mà trở nên rộn ràng vui vẻ thêm lên nhiều phần.
Đồ ăn thức uống trong ngày Tết cũng phong phú và ngon lành hơn bao giờ hết.

Tết Ta, Trẻ con, người lớn xênh xang trong những bộ áo mới rực rỡ sắc màu đi chơi Tết.

CHUẨN BỊ TẾT LUÔN LÀ VUI HƠN ĂN TẾT

Dân gian hay nói Tết nhất
Thế nên, chuẩn bị Tết Ta vẫn luôn là chuyện bận rộn. Nhưng ai cũng bảo chuyện nên làm vào những ngày giáp Tết
Cái không khí chuẩn bị Tết luôn là vui hơn ăn Tết

Văn hoá Á Đông, nền văn minh lúa nước.
Dân ta làm nông nghiệp là chính.
Mùa vụ được tính theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng, hay còn gọi là Âm Lịch.
Lịch nghỉ Tết Ta vì thế cũng được tính theo lịch của mùa màng, canh tác.
Tết Ta nhằm lúc người nông dân được nông nhàn để được nghỉ ngơi phục hồi sức lao động.
Ruộng lúa sạ rồi. Chuẩn bị vào mùa vụ mới trong năm.

 

TẾT TA LÀ “CĂN CƯỚC, BẢN SẮC DÂN TỘC CỦA NGƯỜI VIỆT”

Một Kinh Tế Gia nổi tiếng đã từng đúc kết: “DÂN TA ĂN TẾT TRƯỚC KHI BIẾT TÀU

Tết Ta, không chỉ người Việt trong nước mong đợi; Ngay cả một phần của thế giới cũng mong chờ.
Người Việt sinh sống trên khắp năm châu, vẫn luôn hướng về ngày Lễ Tết Cổ Truyền mà tổ chức đón Tết Ta đúng ngày như một cách giữ gìn giá trị bản sắc riêng.
Đoàn tụ cùng con cháu hướng về cội nguồn và tưởng nhớ.

Tết Ta, Tết Nguyên Đán, Tết của Người Việt Nam

Tết Ta là “căn cước, bản sắc Dân tộc của Người Việt”, mang nét đặt trưng khác biệt với phần còn lại của thế giới.

Góc chợ Tết nơi miền quê Miền Trung

Thế nên,

TẾT TA CŨNG ĐONG ĐẦY NHỮNG HƯƠNG THƠM MÙI VỊ RẤT RIÊNG KHÔNG KÉM PHẦN ĐỘC ĐÁO…

Đó là:
Văn hoá thờ cúng tổ tiên, cảm ơn trời đất…
Mùi nhang thơm chiều 30 Tết cúng rước ông bà.
Gia Đình, con cháu quây quần bên mâm cơm ngày cuối năm se se lạnh.

Tranh thủ dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Mùi rác. Mùi đồ cũ không dùng nữa đóng thành đống chờ đem đi xử lý.
Mùi tất bật hoàn thành cho hết công việc cuối năm để kịp chuyến xe Tết về quê.
Người xe đông nghẹt trên những cung đường, bến xe, sân ga… hối hả mà vui lạ.

Những lời chúc phúc, thăm hỏi
Ước mong KHOẺ MẠNH, AN BÌNH trong những ngày đầu năm lan toả cho những tháng ngày trong năm NHƯ Ý!
Những nụ cười rạng rỡ long lanh trong mắt. Trẻ con, người lớn xênh xang trong những bộ áo mới rực rỡ sắc màu.

MÙI QUÊ!
Mùi bánh bèo, bánh hỏi, bánh xèo…  Nồi nước lèo toả ra từ trong khu chợ

Mùi nắng mới lên cho cái ràng bánh tráng vội kịp khô ăn Tết
Mùi củ kiệu, củ cải, cà rốt, đu đủ, ớt, tỏi, nước mắm, giấm, đường làm dưa món không thể thiếu trong bữa tiệc Tết nào.
Mùi nồi nước mắm sôi sùng sục thơm lừng ấm áp trong tiết trời se se…

Mùi củ kiệu, dưa món không thể thiếu trong bữa tiệc Tết nào

Mùi lá ổi cuốn nem, cuốn tré thơm phưng phức

Mùi gạo nếp,
Mùi tre nứa chẻ ra làm lạc, mùi lá chuối, lá dong,
Mùi khói bếp, mùi củi khô nổ tí tách cho nồi bánh tét bánh chưng. Co ro ngồi canh bếp lửa.

Mùi đường, mùi mứt thơm ngào ngạt lang thang trong gió Tết, bay qua nhà hàng xóm, rầu lan đến tận đâu
Mùi thịt thưng, nồi thịt mỡ kho trứng to đùng để dành cho con cháu ghé nhà có cái để ăn trong ba ngày Tết
Mùi rau thơm tươi tốt, xanh mướt hái từ cái vườn nhỏ ngoài sân
Ngai ngái mùi của ruộng đồng.

Mùi nắng vàng mà không gắt, dịu nhẹ. Đâu đó xen lẫn chút Mưa Xuân lất phất bay.
Mùi lá cây rơi vãi trên sân, nhường chỗ cho hoa mai, hoa đào đang hé nụ cho kịp khoe sắc ngày mùng một Tết
Hoa cúc vàng, bông vạn thọ, lay ơn, Hồng, Huệ… có đủ…
Bạn bè họp mặt gần xa
Mùi lao xao chợ Tết…

Bao nhiêu mùi Tết ngồi cả ngày cũng không kể hết…
Chỉ biết trong miền ký ức mỗi người luôn cất giữ mùi Tết của riêng mình.
Để mỗi khi bắt đầu thoáng nghe thấy cái nắng, cái gió, cái không khí của giao mùa thì từ sâu thẳm nơi tâm hồn họ lại dậy lên Mùi thúc giục: Về nhà thôi!
Trong cái mùi nắng mùi gió có mùi Tết Ta và trong mùi Tết Ta có mùi của nắng, gió lúc Xuân về…

Cảm ơn các bạn vì đã dành thì giờ xem bài chia sẻ của mình!

Nếu bạn có ý kiến hay chỉ muốn nói lời chào với mình, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

*Nguyễn Thị Ngọc Thy

Founder: KOMI – ĐẶC SẢN BÌNH ĐỊNH 247